Tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước tăng

Năm ngoái, THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) - nơi diễn ra vụ quay clip ném phao thi - có tỷ lệ tốt nghiệp 98%. Qua những năm đầu tiên "nói không với tiêu cực", tỷ lệ tốt nghiệp ở nhiều tỉnh tăng dần theo cấp số nhân

Năm 2006, lộn xộn thi cử ở nhiều địa phương lên đến đỉnh điểm khi người dân bắc thang, trèo tường vào khu vực thi để cướp đề, tuồn đáp án vào cho thí sinh, quay cóp diễn ra công khai còn giám thị làm ngơ... Bức xúc trước sự việc, giám thị Đỗ Việt Khoa đã quay clip, tố cáo tiêu cực thi ở Hà Tây cũ.

Hơn 70 người liên quan đến vụ tiêu cực này bị kỷ luật, 23 thí sinh có bài thi giống nhau bị thi lại, thầy giáo Khoa được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT với thành tích "dũng cảm đứng ra tố cáo tiêu cực", và trở thành nhân vật "Người đương thời" của Đài truyền hình Việt Nam.

Sau hiện tượng "Đỗ Việt Khoa", tháng 7/2006, tân Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào "Hai không" với cam kết của lãnh đạo Bộ và Giám đốc 64 tỉnh, thành phố. Cuộc vận động "nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhằm triệt tận gốc bệnh thành tích và tiêu cực thi cử tồn tại nhiều năm bởi "cái các em cần khi học xong THPT không phải là tấm bằng tốt nghiệp mà phải là năng lực làm người, năng lực để vào đời".

Coi-thi.jpg (490×336)
Là người lên tiếng tố cáo tiêu cực thi nhưng sau đó chính thầy giáo Đỗ Việt Khoa lại bị cấm đi coi thi. Ảnh: Tiến Dũng.

Năm 2007, năm đầu tiên thực hiện "Hai không", với sự góp sức của gần 6.000 thanh tra ủy quyền là giảng viên các trường ĐH, CĐ, kỷ cương trường thi đã được lập lại, số thí sinh vi phạm quy chế thi tăng 7-8 lần lên hơn 2.500 em. Lần đầu sau nhiều năm, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trung bình từ 94% xuống 66%.

Ở nhiều địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp cũng giảm mạnh, cả nước chỉ có Nam Định và TP HCM đỗ 90 và 95%, 12 tỉnh đỗ dưới 50%. Thậm chí, lần đầu tiên Tuyên Quang tụt từ 95% (2006) xuống còn 14% học sinh THPT đỗ tốt nghiệp; Bắc Kạn từ 91% xuống 20%; Nghệ An từ 96% xuống 44%; Hà Tây 99% xuống 57%; Bắc Giang 97% xuống 60%... Nhiều trường không có thí sinh nào đỗ tốt nghiệp.

Hơn 400.000 thí sinh trượt tốt nghiệp, buộc Bộ GD&ĐT phải tổ chức kỳ thi lần 2. Nhờ đó, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trung bình của cả nước được nâng lên 80%, nhưng vẫn có hơn 230.000 thí sinh rớt. Lần đầu tiên, phát hiện gần 300 trường hợp thí sinh nhờ người thi hộ tốt nghiệp THPT.

Cũng trong năm đầu ra quân, lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ đã bắt quả tang một vụ giải đề và in sao đề thi tại Trung tâm GDTX Lương Tài (Bắc Ninh). Giám đốc trung tâm cùng hơn 10 người liên quan cũng bị xử lý từ cách chức tới cảnh cáo, chuyển công tác.

No comments:

Post a Comment

 
Buôn Chuyện | Tám Thoải Mái luôn