Sự kiện bé gái 11 tuổi "phát năng lượng gây cháy" làm chấn động cả xã hội

Mặc dù bày tỏ sự hoài nghi vì chưa nhìn thấy cảnh bé "phóng hỏa", song các nhà khoa học bằng nhiều cách vận dụng kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu để giải thích hiện tượng lạ lùng trên. Nhiều giả thiết được đưa ra như: do nội năng tích lũy (luồng hỏa xà), tác động của điện trường, từ trường, sóng sinh học, não bộ của bé có cấu trúc đặc biệt, vụ tai nạn hồi 3 tuổi khiến cô bé có khả năng lạ thường...

be_gai_chay_111.jpg (490×310)
Người nhà bé gái "gây cháy" đang trình bày về những đoạn clip và hình ảnh ghi lại hiện trường các vụ hỏa hoạn "bí ẩn" vừa qua. Ảnh: T.T.

Quan tâm đến sự kiện này, Tiến sĩ Vật lý - Điện tử Nguyễn Đắc Hiền, Phân viện trưởng Phân viện Bảo hộ lao động TP HCM băn khoăn, về cơ bản năng lượng phát ra từ cơ thể con người bình thường không thể khiến các vật thể nóng chảy hoặc cháy được.

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, bản thân con người tồn tại một loại một năng lượng sinh học mà nếu biết cách sử dụng, nó sẽ có sức mạnh vô cùng lớn. Trên thực tế một số người có thể vận công nâng một vật nặng từ nơi này đến nơi khác hoặc thực hiện những việc mà người bình thường không thể làm được.

Ngoài ra cũng có khả năng sau khi trải qua một biến cố hoặc tai nạn nào đó, cơ thể người ta bắt đầu tích điện nên làm được những việc lạ thường. Chẳng hạn trường hợp một phụ nữ ở Nga chết vì bị giật điện cao thế. Sau khi tỉnh lại, cơ thể cô tích điện nên có khả năng nhìn xuyên thấu cơ thể và nội tạng người khác, thậm chí còn biết được họ đang mắc bệnh gì. Các nhà khoa học Nga đã vào cuộc nghiên cứu và công nhận khả năng ấy là có thật. Sau đó người phụ nữ kia đã được mời về cộng tác với một bệnh viện để giúp các bác sĩ phát hiện bệnh để điều trị.

Trở lại trường hợp cô bé "gây cháy" ở TP HCM, ông Hiền cho rằng, đầu tiên cần phải kiểm chứng rõ ràng xem những thiết bị điện và vật thể bị cháy có phải là do cô bé "phát hỏa" gây ra hay do trẻ nghịch đốt.

"Trong tự nhiên có một số chất hóa học có thể tự cháy, nhưng thường thì các thiết bị dùng trong ngành điện có khả năng chịu nhiệt rất cao không dễ chảy ra rồi phát hỏa như thế. Nếu trường hợp các vật cháy là do tự thân thì cần phải tiến hành đo bức xạ, thân nhiệt và các yếu tố vật lý trong cơ thể người cũng như môi trường xung quanh mới có thể kết luận", Tiến sĩ Đắc Hiền, đồng tác giả nhiều sách nghiên cứu về điện năng trong sản xuất công nghiệp nói.

Cũng vào cuộc nghiên cứu trường hợp bé Thùy, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng bộ môn Vật lý - Điện tử trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho rằng, khó khăn hiện nay là không ai có thể biết được khi nào hiện tượng cháy tương tự sẽ xảy ra nên không thể "đón đầu" được.

Về lĩnh vực Vật lý - Điện tử, ông Hiếu cho rằng hiện tượng lớp vỏ ngoài của các công tắc điện và dây điện chỉ nóng chảy hoặc cháy khi có dòng điện quá tải đi qua. Vì thế, để tìm hiểu thực hư, ông Hiếu sẽ dùng các thiết bị máy móc chuyên dụng để đo và thu thập các thông số liên quan đến từ trường, điện trường, tụ điện, điện dung, điện trở trên người bé Thùy và môi trường xung quanh...

"Nếu thực tế ghi nhận những thông số về điện trong cơ thể bé gái cao hơn bình thường thì có thể làm trung hòa bằng thiết bị thiết bị khử phun ion và khử tĩnh điện để chống hiện tượng giật điện trong công nghiệp", ông nói. Thiết bị này được chế tạo bởi nhóm nhà nghiên cứu khoa Vật lý - Điện tử trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, đã đạt giải 3 hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11.

be_chay_11.jpg (490×331)
Bóng điện trên trần nhà bé Thùy cũng được miêu tả là tự nhiên bốc cháy. Ảnh: T.T.

Hôm nay là ngày thứ hai các cán bộ đoàn nghiên cứu của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thực hiện "chính sách 3 cùng" (cùng ăn ở thậm chí đưa đón bé đi học) nhằm "nghiên cứu" cháu bé một cách trực quan.

Phản hồi từ Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, dẫn đầu đoàn khoa học cho biết, quá trình ghi nhận "hiện tượng tương tự vẫn tiếp tục xuất hiện chứ chưa dứt, và có dấu hiệu cháy" . Tuy nhiên ông từ chối công bố thông tin cụ thể. "Chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn nên đang tiến hành sưu tập thêm. Mọi diễn tiến sẽ được thông báo chính thức sau", ông Hùng nói.

Trước nhiều ý kiến hoài nghi về công dụng, chức năng và độ tin cậy của máy "chụp hào quang" RFI, ông Hùng từ chối bình luận về vấn đề này, song ông cho biết đoàn nghiên cứu đang bàn với gia đình để tổ chức một buổi họp báo công khai có thể vào giữa tháng sau. Tại đây các chuyên gia sẽ trình diễn sử dụng máy RFI cho để mọi người được dịp "tai nghe mắt thấy", thậm chí thực hiện chụp quét não cho ai muốn trải nghiệm.

Hôm nay đoàn các nhà nghiên cứu và và ngoại cảm ở Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng đang từ Hà Nội vào TP HCM để tìm hiểu vụ việc này.

Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, đại diện đoàn cho biết sẽ ghé vào nhà bé Thùy để tìm hiểu thực tế. "Nếu nhận thấy đúng là có luồng hỏa xà trong cơ thể bé thì các nhà ngoại cảm sẽ có phương pháp khai thông để giải phóng nguồn năng lượng tích tụ này", ông Hải trao đổi với VnExpress.net qua điện thoại.

No comments:

Post a Comment

 
Buôn Chuyện | Tám Thoải Mái luôn